Tìm hiểu chi tiết về vòng đời của muỗi và cách tiêu diệt hiệu quả

Vậy vòng đời của muỗi ra sao?

Vòng đời của muỗi có lẽ chính là một trong số những thắc mắc chung của nhiều người khi nói về con vật này. Nếu cũng đang tìm hiểu về muỗi trước những nỗi lo gây bệnh đặc biệt là sốt xuất huyết như hiện nay. Thì bài viết sau PestOne chúng tôi xin được đưa ra đầy đủ thông tin phân tích để bạn đọc nắm rõ hơn về vòng đời loài muỗi ra sao nhé.

Tìm hiểu vòng đời của muỗi chi tiết nhất

Tìm hiểu vòng đời của muỗi chi tiết nhất
Tìm hiểu vòng đời của muỗi chi tiết nhất

Chúng ta chắc chắn đều biết đến muỗi, nhưng nói đến vòng đời của chúng ra sao, có thời gian tồn tại như thế nào thì không phải ai cũng biết. Vì vậy ngay dưới đây chính là tổng hợp thông tin, hãy cùng theo dõi để nắm bắt cụ thể hơn:

Thời gian sống của muỗi là bao lâu?

Trước khi đi vào cụ thể vòng đời của muỗi, chúng ta hãy xem thử loài muỗi sống được bao lâu nhé. Cần chú ý rằng thời gian sống của muỗi vẫn còn phụ thuộc vào một số yếu tố đó là: Về giới tính; Điều kiện môi trường sống; Đặc điểm từng loài muỗi. Tuy nhiên về cơ bản thì tuổi thọ trung bình của loài muỗi dao động như sau:

Đối với muỗi cái: Thời gian sống trung bình khoảng hơn 2 tháng. Với thời gian này thì muỗi cái sinh sản được khoảng 6 lần.

Đối với muỗi đực: Chúng hút nhựa cây để sống, sau giao phối xong thì vòng đời muỗi đực kết thúc. Do vậy vòng đời của chúng ngắn hơn so với muỗi cái. Tuổi thọ của muỗi đực chỉ rơi vào trung bình 10 đến 15 ngày mà thôi.

Vậy vòng đời của muỗi ra sao?

Vậy vòng đời của muỗi ra sao?
Vậy vòng đời của muỗi ra sao?

Dù tuổi thọ của muỗi khá ngắn, nhưng để trưởng thành thì sơ đồ vòng đời của muỗi sẽ trải qua 4 giai đoạn. Đầu tiên là Trứng – Ấu trùng – Nhộng và cuối cùng trong giai đoạn chính là Muỗi trưởng thành. Sau khi trải qua 4 giai đoạn ấy thì muỗi mới đi thực hiện nhiệm vụ “kiếm ăn – đốt người”. Và cũng chính là loài vật trung gian lây truyền bệnh nguy hiểm cho con người.

Giai đoạn 1 – Trứng

Ở giai đoạn này tức là muỗi cái có nhiệm vụ đẻ trứng khi mà cơ thể chúng có đủ lượng máu. Trung bình mỗi lần muỗi cái đẻ sẽ cách nhau khoảng 3 ngày khi chúng có đủ lượng máu hút vào cơ thể. Muỗi đẻ từng đợt, trứng của muỗi phát triển tốt ở bề mặt nước nhằm tạo thành bè trứng. Chúng sẽ trôi nổi ở mặt nước, số lượng mỗi lần đẻ dao động lên đến 200 trứng.

Bên cạnh việc sinh sản ở trên nước thì có một số loài muỗi còn chọn các vùng đất điều kiện ẩm ướt đẻ trứng. Bởi để trứng muỗi phát triển thì nước chính là thành phần thiết yếu của chúng. Cứ trung bình ở điều kiện môi trường nước lý tưởng hay môi trường ẩm ướt, trong khoảng 48 giờ đồng hồ thì có trứng có thể ở thành Ấu trùng. Và đây cũng chính là giai đoạn 2 của vòng đời muỗi.

Giai đoạn 2 – Ấu trùng hay còn gọi là Lăng quăng

Ấu trùng chính là giai đoạn phát triển thứ hai của vòng đời muỗi. Ngoài tên gọi Ấu trùng thì người ta còn hay gọi chúng là Lăng quăng. Khi đó những con Lăng quăng sẽ ăn vi sinh, đi lên mặt nước hít thở. Hầu hết chúng đều trải qua 4 lần lột xác, qua từng lần lột xác thì chúng sẽ lớn dần.

Và mỗi con Lăng quăng này đều có một ống truyền để thở. Nhưng với Lăng quăng đã trưởng thành thì chúng sẽ không dùng ống truyền. Thay vào đó sẽ nằm song song cùng nước để có được nguồn cung cấp oxy thông qua lỗ thở. Một số loài Lăng quăng còn chọn cách ký sinh ở thực vật nhằm hấp thụ oxy.

Đối với con Lăng quăng này thì lần lột xác cuối cùng chúng sẽ tiến hóa tạo thành Nhộng. Việc phát triển từ Ấu trùng lăng quăng sang giai đoạn mới trong vòng đời chúng mất trung bình từ 7 đến 14 ngày. Điều này còn tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà chúng sinh sống ra sao.

Giai đoạn 3 – Nhộng hay còn gọi là Cung quăng

Nhộng còn được gọi là Cung quăng, nó là giai đoạn phát triển thứ 3 của vòng đời của muỗi. Trong giai đoạn thứ 3 này thì những con nhộng sẽ tập trung trong việc nghỉ ngơi, chúng sẽ không ăn. Nhưng chúng cũng có một số phản ứng với các thay đổi nhỏ.

Ở giai đoạn này thì Nhộng di chuyển rất nhiều mà chủ yếu là thông qua chính chiếc đuôi của chúng. Thường thì Nhộng quẫy đuôi về phía trước để việc di chuyển thêm xa và mạnh mẽ hơn.

Nhộng mất khoảng 2 ngày để phát triển trở thành muỗi trưởng thành. Ở giai đoạn này thì lớp ngoài của Nhộng tách ra, xuất hiện với vòng đời phát triển của muỗi cuối cùng. Đó chính là những con muỗi trưởng thành.

Giai đoạn 4 – Muỗi trưởng thành

Muỗi sau khi được tách ra từ nhộng thì chúng nằm nghỉ ngơi trên mặt nước một thời gian ngắn. Mục đích chính là hong khô các bộ phận khác nhau của cơ thể chúng. Mỗi một con muỗi trưởng thành thì kích thước của chúng chỉ khoảng từ 5 đến 20mm. Cơ thể của muỗi được chia thành 3 bộ phận rõ rệt gồm đầu, ngực cùng với bụng.

Sau khi đủ cứng cáp lúc này muỗi bay đi, thực hiện nhiệm vụ của từng loài. Với muỗi đực sẽ bay đi hút mật hoa tồn tại. Còn với muỗi cái chúng sẽ bay đi hút máu người nuôi trứng và sinh sản khi đã có đủ máu.

Giai đoạn muỗi trưởng thành chúng đều có thể bắt đầu để đi kiếm ăn tự nhiên. Nhưng tùy theo từng loài, về từng điều kiện môi trường sống, về giới tính cũng như đặc điểm từng loài. Mà tuổi thọ riêng của muỗi đều khác nhau, nhưng phải trải qua 4 giai đoạn trong vòng đời của muỗi mới có được điều đó.

Biện pháp tiêu diệt muỗi theo các vòng đời của muỗi

Biện pháp tiêu diệt muỗi theo các vòng đời của muỗi
Biện pháp tiêu diệt muỗi theo các vòng đời của muỗi

Chúng ta cần biết rằng muỗi là loài vật trung gian lây bệnh cho con người thông qua việc hút máu. Do vậy việc tiêu diệt muỗi là điều mà nhiều người quan tâm. Tùy thuộc vào từng giai đoạn trong vòng đời chúng mà chúng ta có cách tiêu diệt khác nhau đó là:

Tiêu diệt muỗi giai đoạn từ trứng đến nhộng

Hầu như các giai đoạn phát triển của muỗi đều là ở trong nước. Từ giai đoạn thứ nhất cho đến giai đoạn thứ ba chúng đều phát triển bên trong nước. Do đó để ngăn không cho các giai đoạn này phát triển trở thành muỗi trưởng thành thì chúng ta có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Dọn dẹp và vệ sinh những nơi ẩm thấp, có đọng nước, không được tạo điều kiện thu hút muỗi đẻ trứng.
  • Tìm kiếm dọn dẹp chai lọ xung quanh nhà có thể có nước ứ đọng.
  • Với hồ nước, lu nước có thể nuôi cá nhằm tiêu diệt lăng quăng, cung quăng triệt để. Hay đậy nắp thật chặt để không có nơi muỗi sinh sản được.

Tiêu diệt muỗi giai đoạn trưởng thành

Tiêu diệt muỗi giai đoạn trưởng thành
Tiêu diệt muỗi giai đoạn trưởng thành

Ở giai đoạn muỗi trưởng thành thì chúng đã đi đốt người được, đặc biệt có thể còn gây một số bệnh nguy hiểm như là sốt rét, sốt xuất huyết… Do vậy chúng ta cũng có thể tiêu diệt chúng bằng cách sau đây:

  • Dùng thuốc xịt muỗi chuyên dụng để tiêu diệt.
  • Dùng phương pháp đuổi muỗi bằng hương bưởi, sả, tỏi… giúp muỗi di chuyển đến các nơi ở khác.
  • Dùng nhang muỗi để thắp và đuổi muỗi cũng là cách được áp dụng khá nhiều.
  • Dùng vợt muỗi để tiêu diệt trong phạm vi nhỏ nhưng đảm bảo rằng diệt muỗi nhanh và chuẩn xác.
  • Trường hợp muỗi quá nhiều và quá nguy hiểm có thể liên hệ đơn vị tiêu diệt muỗi, côn trùng uy tín để được hỗ trợ.

Lời kết

Để trở thành muỗi trưởng thành đi đốt người, gây bệnh cho người thì vòng đời của muỗi bao gồm 4 giai đoạn. Mặc dù vòng đời của chúng khá ngắn nhưng lại được xếp vào một trong số những côn trùng gây nguy hiểm nhất hành tinh chúng ta. Nếu như bạn muốn diệt chúng một cách nhanh gọn thì hãy liên hệ ngay với công ty PestOne chúng tôi. Đơn vị diệt côn trùng chúng tôi sẽ đảm bảo nhà bạn được sạch sẽ, không còn muỗi hay côn trùng nào nữa. 

Tham khảo thêm: Bật mí các cách diệt muỗi hiệu quả dễ áp dụng ngay tại nhà