Vết kiến cắn sưng to và ngứa ngáy, phải làm sao?

Vết kiến cắn

Vết kiến cắn có thể mang lại nhiều đau đớn. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người có làn da mỏng manh. Và với nữ giới vì dễ để lại sẹo. Nên làm gì để xử trí chúng? Từ nội dung bài viết ngay đây. PEST ONE sẽ bật mí cho các bạn một số cách để giảm sưng ngứa và hạn chế vết thâm để lại.

Lý do vì sao vết kiến cắn hay sưng to và gây ra đau nhức

Khi bị kiến đốt, hai hàm của nó sẽ kẹp chặt vào lớp biểu bì của da. Tiếp đến, phần ngòi dùng để chích bên dưới hàm sẽ ghim vào. Và cuối cùng là bơm nọc độc vào bên trong biểu bì. Chính hoạt chất này là lý do khiến cho cơ thể nạn nhân bị phản ứng. Vết thương sẽ bắt đầu sưng tấy, đau nhức và cảm thấy ngứa ngáy.

Trong những trường hợp dị ứng với độc kiến, nhiều người có thể nhiễm trùng. Vết kiến cắn sẽ càng sưng to và có biểu hiện mụn nước, làm mủ.

Vì lí do đó, khi bạn bị kiến cắn thì đừng chủ quan xem thường. Hãy tìm hiểu những cách thức điều trị vết thương an toàn để hạn chế xảy ra hậu quả xấu.

Vết kiến cắn
Lý do vì sao vết bị kiến cắn hay sưng to và gây ra đau nhức

Những triệu chứng thường gặp khi bị kiến đốt

Cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vết kiến cắn

Đây là biểu hiện tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến nhiều người ám ảnh. Chỉ sau khi bị kiến cắn, vết thương sẽ gây ngứa kinh khủng.

Nếu bạn càng gãi mạnh lên vết thương thì có thể làm trầy và tạo mủ. Nhất là đối với những nạn nhân có làn da nhạy cảm. Dù chỉ một vết nhỏ cũng khiến vùng da sưng phù hoặc có mủ.

Vết kiến cắn bị sưng tấy và nhức

Hầu hết các loại kiến bình thường khi đốt sẽ không quá nghiêm trọng. Vết cắn sẽ chỉ sưng nhẹ và gây ra cảm giác khó chịu. Đôi khi vẫn sẽ thấy đau nhức dữ dội nhưng chỉ cần khoảng vài giờ là tự khỏi.

Tuy vào cơ địa của nạn nhân. Vết cắn sẽ đỏ tấy, đau rát và cũng có thể bị mưng mủ. Thời gian trung bình để lành vết thương mất khoảng vài ngày.

Vết đốt có dấu hiệu mưng mủ

Đối với những loại kiến có nọc độc như kiến lửa, thì vết thương sẽ nặng và nguy hiểm hơn. Tuỳ vào cơ địa của mỗi người, vết mủ sẽ nhiều ít khác nhau

  • Gần quanh miệng vết thương khoảng 2mm đến 3mm, vùng da trở nên đỏ và càng lan rộng ra.
  • Sau 2 ngày, vết kiến vẫn cắn sưng to hơn và đau nhức, không có dấu hiệu giảm.
  • Bên trên vết cắn có thấy bọng mủ màu ngà ngà hay trắng đục.
  • Đối tượng là trẻ nhỏ thì sẽ quấy mẹ, khóc nhiều và khó ngủ.

Chú ý: Nếu bạn trông thấy vết thương mưng mủ thì chứng tỏ vết kiến cắn đang bị dị ứng. Hay nặng hơn là đã bị nhiễm trùng. Do đó, cần phải tìm cách điều trị hiệu quả. Nếu cảm thấy nghiêm trọng, nên đến bác sĩ da liệu để thăm khám. Nhằm giảm bớt các triệu chứng và diễn biến xấu sẽ xảy ra.

Vết kiến đốt có dấu hiệu bị dị ứng

Trẻ em bị kiến cắn thường dễ bị dị ứng. Trường hợp này rất hay xuất hiện. Có thể dễ nhận biết vết kiến cắn: đỏ tấy, nhức nhiều, tiêu chảy, buồn nôn, khó thở, nổi mề đay,…

Cần phải đặc biệt chú ý. Dù bất cứ khi nào bắt gặp dấu hiệu bất thường thì hãy đưa ngay đến bệnh viện. Vì nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng và để lại di chứng.

Vết kiến cắn
Những triệu chứng thường gặp khi bị kiến đốt

Những phương pháp xử lý vết kiến cắn

Sơ cứu là cách giúp các triệu chứng có thể giảm nhẹ và hạn chế biến chứng. Vậy cần phải làm những gì?

Sơ cứu vết thương bị cắn

Đây là một trong những cách trị kiến đốt cơ bản nhất. Nên làm đầu tiên trước khi bước vào điều trị nếu không bị biến chứng nặng. Sau khi bị cắn, bạn có thể dùng tinh dầu oliu nguyên chất để bôi trực tiếp vào vết thương. Hoặc cũng có thể thay thế bằng dầu tràm hoặc tinh dầu bạc hà bôi vùng da đó. Những hoạt chất trong đó sẽ giúp da bớt sưng và dịu hơn. Mang lại cảm giác dễ chịu cho nạn nhân.

Một số điều cần lưu ý

  • Nếu như vết kiến cắn bị mưng mủ thì tuyệt đối không được làm bể.
  • Nếu đó là em bé. Khi bọng mủ bể hãy nhanh chóng sơ cứu. Dùng xà phòng và nước tạo thành dung dịch bọt để rửa vết thương. Nhớ theo dõi trẻ xem có xuất hiện những dấu hiệu nặng không? Nếu có thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để nhận điều trị.

Điều trị vết thương do bị kiến cắn

Dùng đá lạnh để chườm

Hãy lấy một viên đá lạnh to vừa đủ chườm vào vết kiến cắn. Nhiệt độ từ viên nước đá sẽ hỗ trợ làm dịu, tạo ra cảm giác tê để lấn át sự đau ngứa.

Khi chườm, hãy bọc viên đá lại bằng miếng vải mỏng hoặc bọc nilon. Không nên chườm trực tiếp vì sẽ dễ làm bỏng lạnh.

Dùng dầu dừa làm dịu vết kiến cắn

Theo nghiên cứu, dầu dừa có khả năng hỗ trợ kháng viêm rất tốt. Khi bạn bị kiến cắn thì có thể bôi một ít dầu dừa lên vết thương. Hoạt chất trong dầu dừa sẽ giúp vết thương mau hết ngứa và bớt đau nhức. Thông qua hoạt động kiềm chế mô biểu bì vết thương. Cách này tuy đơn giản nhưng vô cùng an toàn.

Dùng nha đam thái lát

Nha đam vừa điều trị hữu dụng lại vừa có thể làm mát, tốt cho làn da của trẻ em.

Bạn có thể thái lát vừa đủ. Sau đó đắp trực tiếp lên vết kiến cắn. Điều này giúp vùnhg da bớt rát và ngứa. Vết thương sẽ không còn khó chịu.

Tái sử dụng túi trà

Nếu gia đình bạn hay uống trà túi lọc thì thật tuyệt vời. Vì các túi trà này sau khi dùng xong vẫn còn tác dụng khá công hiệu. Dùng nó đắp trực tiếp lên vùng da để điều trị vết kiến cắn. Những triệu chứng sẽ giảm bớt và dần khỏi.

Bôi giấm táo lên vết thương

Có thể sử dụng giấm táo để trị vết kiến cắn. Lấy bông tăm thấm một ít giấm táo và bôi lên vết thương. Dung dịch sẽ giúp kiểm soát cơn nhức và hạn chế mưng mủ. Ngoài ra, cách này còn hỗ trợ làm mau lành cho vết thương.

Tận dụng sữa mẹ để điều trị

Sữa mẹ có còn chứa rất nhiều đề kháng cho làn da của bé. Vì vậy, nó cũng là một loại thuốc đặc trị hiệu quả. Chỉ cần lấy sữa và bôi lên vùng da bị cắn. Vết thương sẽ dịu và hết đau chỉ trong vài phút.

Dùng kem đánh răng

Trong bảng thành phần của kem đánh răng sẽ có bạc hà. Chất này sẽ làm dịu và giảm đau sưng cho vết kiến cắn. Có thể bôi kem vào vết thương, chờ nó khô và rửa sạch lại.

Dùng củ hành, tỏi trị vết kiến cắn

Hành hoặc tỏi thái lát đắp vào vết thương. Thành phần của chúng có tác dụng hỗ trợ kháng viêm vết thương. Công dụng như dung dịch sát trùng. Giúp cho vùng da bị cắn ít bị nhiễm khuẩn.

Vết kiến cắn
Những phương pháp xử lý vết thương do kiến cắn

Biện pháp để phòng ngừa kiến xâm nhập vào nhà

Để điều trị hết vết thương là không khó. Nhưng quan trọng hơn là phải giữ cho bạn và người thân không còn bị kiến đốt.

  • Nên mua dùng các loại kem thoa chống kiến.
  • Thường xuyên dọn vệ sinh sạch sẽ môi trường nhà ở. Để đảm bảo bọn kiến sẽ không còn chỗ nào để ẩn náu và phát triển.
  • Lắp đặt các cửa lưới chống kiến, chống muỗi. Vừa có thể chống được kiến lại còn ngăn chặn được tất cả côn trùng khác.
  • Có thể chọn xịt thuốc diệt kiến nếu tình trạng ngoài tầm với của bạn.

Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng những chất hóa học không có nguồn gốc. Chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh và gây ô nhiễm môi trường.

Nếu bạn là một người tiêu dùng thông minh, hãy chọn PEST ONE chúng tôi! Chúng tôi cam kết sử dụng hoạt chất an toàn, đạt chuẩn của Bộ Y Tế. Đặt khách hàng làm tiêu chí để hoạt động.

Lời kết

Vết kiến cắn tuy thực sự không phải là một vấn đề quá nguy hiểm cho tính mạng. Tuy vậy, những triệu chứng của nó có thể khiến bạn rất khó chịu trong thời gian dài. Vậy nên hãy nghiêm túc đầu tư bảo vệ gia đình của bạn khỏi sự xuất hiện của chúng. Có thể dùng bã hoặc chọn phun thuốc diệt kiến. PEST ONE đều có đủ, hãy lựa chọn chúng tôi nhé!

Tìm hiểu thêm: