Bạn có từng nghe đến con Ngài hay chưa? Loài bướm đêm này có gì giống và khác với loại sâu bướm khác? Liệu nó có gây hại gì đến cuộc sống con người không? Bài viết dưới đây PEST ONE VN sẽ giúp bạn tìm hiểu về đặc điểm cụ thể của chúng.
1. Ngài là con gì?

Con Ngài hay còn có tên gọi khác là bướm đêm. Chúng là một loài côn trùng nằm trong nhóm côn trùng cận vệ thuộc bộ Cánh vẩy. Nó không phải là bươm bướm mà chỉ có quan hệ khá mật thiết với các loài bướm.
1.1 Hình dáng
Một số loài bướm đêm sẽ có màu kim loại, và một số khác có màu nâu hoặc màu xám. Hầu hết những loài bướm gây hại thường nhỏ hơn 2cm, thường có màu nâu hoặc nâu đỏ.
Bướm đêm sở hữu kích thước lớn hơn bươm bướm. Các hoa văn trên cánh cũng độc đáo, đa dạng hơn rất nhiều. Người ta cho rằng khi nhìn vào chúng có gì đó vô cùng kỳ dị và đáng sợ.
Theo ước tính, một con Ngài trưởng thành có thể sải cánh lên tới hơn 40cm. Toàn thân của con vật này được bao bọc bởi một lớp lông. Miệng cũng có nhiều xi-phông cuộn tròn ở môi dưới, việc này giúp nhiều cho việc hút mật của nó. Bên cạnh đó, loài này có râu xúc giác rất dài. Bằng 2-4 lần so với chiều dài cánh, vì vậy chúng có khứu giác rất mạnh. Cấu tạo của cánh cũng khá đặc biệt, nó chia làm nhiều mảng nhỏ giống với lông chim.
Tương tự như các loài bướm ngày, thức ăn chính của chúng là từ nhựa cây, mật hoa
1.2 Tập tính và hoạt động dinh dưỡng
Hành vi của Ngài cũng khác nhau phụ thuộc vào từng loài. Trái ngược với bướm ngày, phần lớn con vật này kiếm ăn vào ban đêm và ẩn nấp vào ban ngày. Tuy nhiên cũng có một số con sẽ ngược lại.
Đa số loài này cũng giống như các loài bướm khác hiện nay, thức ăn của chúng là nhựa cây, mật hoa.
2. Các loại bướm đêm
Theo những nghiên cứu hiện có, trên thế giới tồn tại hơn 160.000 loài bướm này. Trong đó, chưa bao gồm những loài chưa xác định được hình dáng.
2.1 Con Ngài gạo
Loài Ngài gạo có hình dáng đặc biệt hơn. Trứng ấu trùng của chúng thường có màu trắng hay xám. Đầu có mang bao màu nâu và lưng xuất hiện đốt ngực trước. Cánh trước của bướm trưởng thành sẽ có màu da bò nhạt kèm theo các vân màu hơi sậm.
Loài vật này có những thói quen đặc trưng như:
- Đẻ trứng trực tiếp lên trên thức ăn.
- Ấu trùng trứng phát triển thành nhộng ngay trên sản phẩm dự trữ, trên các ngóc ngách trong nhà hay trên túi xách.
- Con trưởng thành sẽ hoạt động mạnh vào ban đêm vì tập tính của nó.
- Dấu hiệu để nhận biết nhiễm bướm là màng chân, kén hay phân ở các vị trí xâm nhập.
Vòng đời của loài này thường diễn biến trong vòng một tháng. Từ lúc còn trứng cho đến con trưởng thành.
2.2 Con Ngài ngũ cốc Angoumois
Con Ngài ngũ cốc sở hữu sải cánh trung bình từ khoảng 10 đến 18mm. Trứng của nó thường được đẻ trên ngũ cốc. Khi trưởng thành, cánh trước sẽ có màu nâu xám. Xuất hiện các đốm đen nhỏ ở phần nửa bên ngoài. Đôi cánh mờ và có tua rua dài,nhọn ở phần đầu.
Loài vật này có thói quen đặc trưng:
- Đẻ trứng lên trên ngũ cốc
- Ấu trùng phát triển trong hạt. Sau khi hết chu kỳ sẽ để lại một lỗ tròn nhỏ, thành con trưởng thành.
Vòng đời của loài này mất khoảng 25 – 28 ngày.
2.3 Con Ngài bột mì Ấn Độ
Loài Ngài bột mì thường có sải cánh dài từ khoảng 14 đến 20mm. Một phần ba cánh trước của chúng sẽ có màu kem, phần còn lại màu đồng có đốm xám đậm. Ấu trùng của bướm đêm Ấn Độ màu trắng nhạt. Chúng nằm trong hạt ngũ cốc, bột mì hay trái cây khô.
Thói quen đặc trưng của loài:
- Thường đẻ trong ngũ cốc, bột, đậu phộng hay trái cây khô.
- Cũng để lại màng chân, kén và phân ở các khu vực bị xâm nhập.
Vòng đời từ trứng đến con trưởng thành mất khoảng 27 ngày.
3. Những điểm khác biệt giữa Ngài và sâu bướm

Người ta thường lầm tưởng giữa bướm đêm và bướm ngày. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ, không khó để nhận ra điểm khác biệt của hai loài này.
- Ngài là loài chủ yếu hoạt động, kiếm ăn vào ban đêm. Chúng thường tìm đến những nơi có ánh sáng mặt trời để đậu. Trong khi đó, hầu hết các loài bướm khác lại chỉ hoạt động vào ban ngày.
- Điểm khác biệt tiếp theo nằm ở bộ râu của chúng. Phần lớn các loài bướm đều sẽ có râu to nằm hai đầu. Nhưng râu của các con bướm đêm rất đa dạng. Đôi khi chỉ nhỏ bằng sợi chỉ, lại có khi lớn bằng sợi tóc hoặc là dài giống như tua rua.
- Bướm ngày thường thích bay dưới nắng. Còn bướm đêm thì không bao giờ xuất hiện vào ban ngày.
- Cơ thể của nó cũng to hơn bướm, có nhiều lông xung quanh. Hoa văn trên cánh cũng đa dạng, màu sắc hơn.
4. Tác hại từ việc nhiễm bướm đêm
Đa số những con bướm đêm hoàn thành cuộc sống của mình riêng lẻ. Chúng sẽ không ảnh hưởng cho sức khỏe con người. Chúng còn là nguồn thức ăn cho nhiều loài như chim, bò sát hay thậm chí cho thực vật. Khi xâm nhập vào nhà, chúng sẽ tiếp cận bếp để tìm thức ăn.
4.1 Ảnh hưởng đến nông nghiệp
Tuy nhiên, Ngài lại là một loài dịch hại. Những ấu trùng của nó có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của con người. Bệnh sâu đục bẹ ngô, đục trái gây chết cây rừng là do ấu trùng của chúng. Nó hút hết nhựa từ hạt, gây hại đến trái cây.Những loại cây lương thực cũng phải chịu tác động của loài này. Con trưởng thành sau khi nở ra sẽ phá huỷ đồ dự trữ của con ngườI.
4.2 Hại vải
Loài Ngài nổi tiếng nhất về khả năng hủy hoại quần áo bằng len. Bộ Cánh vẩy này cũng bị thu hút bởi các vật liệu khác như lụa, lông cừu hay lông vũ. Sâu bướm hại vải này có chiều dài 2,5cm-5cm và có màu da.
Chúng chỉ không thích ăn các sợi tổng hợp. Nhưng chưa từng bỏ qua các loại vải pha trộn và nhuộm màu.
5. Cách ngăn chặn và phòng ngừa
Con Ngài thường xuất hiện ở nơi lưu trữ ngũ cốc và các loại hạt hay tủ quần áo. Vì vậy, để phòng ngừa những kẻ phiền toát này. Sau đây là một số phương pháp nên tham khảo:
+ Bẫy bằng bẫy Pheromone. Chất này giúp thu hút và tiêu diệt chúng bằng chất dính. Một khi chạm vào chúng sẽ không thể thoát khỏi
+ Cho lắp đặt lưới các sản phẩm cửa lưới ở cửa sổ, cửa ra vào.
+ Hút bụi thường xuyên ở các khu vực bị khuất. Từ dưới bàn ghế hay sofa lớn để bảo đảm trứng bướm đêm được dọn sạch trước khi nở.
+ Để vải trong túi đóng kín để ngăn chặn nó đẻ trứng.
+ Giặt kĩ tất cả quần áo trước khi để vào tủ, bởi con này thường bị thu hút bởi quần áo dơ.
+ Cần chà rửa tủ sạch sẽ từ trên xuống dưới. Cố gắng loại bỏ trứng bướm đêm còn ẩn nấp bên trong.
+ Vứt bỏ thức ăn nhiễm bẩn do loài vật này để lại vì nó sẽ không tốt cho sức khỏe.
+ Nên đổ phần thức ăn thức vào hũ đựng có nắp đậy kín. Bởi loài này có khả năng ăn xuyên qua hộp bìa và túi nilông mỏng.
+ Luôn kiểm tra sản phẩm dự trữ thường xuyên.
+ Có thể phun hóa chất Naphthalene để diệt tận gốc. Chất này sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
6. Kiểm soát các loài sâu bướm chuyên nghiệp
PEST ONE là một trong những đơn vị phun trừ côn trùng hàng đầu. Chúng tôi sở hữu công nghệ hiện đại, quy trình xử lý an toàn. Đội ngũ nhân viên được đào tạo đúng chuẩn, chuyên nghiệp giúp dịch vụ luôn ở mức tốt nhất. Mọi yêu cầu xử lí của khách hàng sẽ được đáp ứng toàn diện.

Nếu bạn còn lo ngại về vấn đề hóa học độc hại thì đừng lo! CÔNG TY PEST ONE VN luôn sử dụng chất phun trừ an toàn cho sức khỏe, thân thiện môi trường. Còn ngần ngại gì, gọi ngay cho chúng tôi? Hotline: 0933.25.84.86 nhận tư vấn 24/7.
7. Lời kết
Từ những thông tin trên, đọc giả đã có thể hiểu thêm về con Ngài. Loài vật này tuy không gây hại cho con người nhưng lại ảnh hưởng đến sản xuất. Đối với những hộ nông thôn, việc kiểm soát sâu bướm này là rất cần thiết. Liên hệ ngay cho PEST ONE: 0933 258 486 để nhận được dịch vụ tốt nhất!