Top 4 biện pháp xử lý khi bị kiến lửa cắn hiệu quả bạn cần biết

Vì sao khi bị kiến lửa cắn lại đau nhức, sưng to?

Nọc độc của kiến lửa không có hại cho con người, thế nhưng bị kiến lửa cắn là một cảm giác rất khó chịu, đau đớn. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ hoặc các bạn nữ vì những người này có làn da mỏng và dễ bị kích ứng. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để xử lý nhanh chóng, hiệu quả khi bị kiến lửa cắn mà giảm sưng, giảm, giảm đau mà không để lại sẹo? Dưới đây Pest One mách bạn 4 biện pháp xử lý nhanh chóng và hiệu quả có thể cần cho bạn.

Vì sao khi bị kiến lửa cắn lại đau nhức, sưng to?

Vì sao khi bị kiến lửa cắn lại đau nhức, sưng to?
Vì sao khi bị kiến lửa cắn lại đau nhức, sưng to?

Kiến lửa là tên gọi chung của nhiều loài kiến trong chi kiến Solenopsis (điển hình hơn cả là loài kiến lửa đỏ). Với toàn bộ cơ thể là màu vàng đỏ như lửa nên đặc điểm này trở thành tên gọi cho chúng. Đây là loài kiến tấn công rất dữ dội khi bị gây hấn, chúng ứng bằng cách cắn (hoặc chích), khi kiến cắn thì đôi hàm của chúng sẽ kẹp chặt vào phần biểu bì của da. 

Sau đó phần ngòi chích dưới hàm sẽ chích và bơm nọc độc vào bên trong biểu bì da. Gọi là nọc độc nhưng nọc độc này không gây hại cho con người, chúng sẽ khiến cho cơ thể bị phản ứng, gây ra sưng tấy, đau nhức và ngứa ngáy vùng bị cắn.

Những biểu hiện thường gặp khi bị kiến lửa cắn

Khi bị kiến lửa đốt (hay cắn) thường xuất hiện những triệu chứng như đau, rát, sưng đỏ và ngứa ở vết đốt. Cụ thể như sau:

  • Đau và nóng rát tại vùng bị đốt và sau đó kéo dài trong khoảng 10 phút nhưng không đau như bị ong đốt.
  • Cơn đau sau khi bị đốt có thể kéo dài lâu, thậm chí là cả tuần. Đặc biệt là khi trẻ gãi liên tục hoặc khi không bôi thuốc.
  • Sau khi bị cắn vết đốt sẽ đỏ lên nhưng điều này là bình thường. Trường hợp nhiễm trùng do bị kiến lửa cắn hiếm khi xảy ra.
  • Tại chỗ bị đốt có thể bị sưng tấy và có thể tăng lên trong 24 giờ nhưng điều này không quá nghiêm trọng. Một số trường hợp trẻ bị sưng tấy nghiêm trọng thì có thể lan sang những vùng da khác.
  • Ở chỗ bị thương có thể xuất hiện mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ, điều này xuất hiện vài giờ sau khi bị đốt. Nếu mụn nước vỡ ra, bạn cần phải chú ý tới nguy cơ bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, một vài trường hợp trẻ dị ứng với nọc độc sẽ có triệu chứng như sưng mặt và nổi mề đay khắp người sau khi bị kiến lửa tấn công. Theo số liệu nghiên cứu thì có khoảng 1 đến 2% trẻ có nguy cơ phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Tình trạng này gọi là sốc phản vệ rất nguy hiểm.

Các triệu chứng gồm sưng mặt/mắt/cổ họng, nổi mề đay, co thắt đường thở, khó nuốt, khó thở, chóng mặt, huyết áp thấp do mạch máu vỡ,… Đây là những triệu chứng sốc phản vệ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Dù sốc phản vệ rất hiếm khi xảy ra nhưng bạn cũng cần lưu ý. Việc phát hiện những triệu chứng bất thường là điều rất cần thiết để chữa trị cho trẻ kịp thời nên bố mẹ cần quan tâm và lưu ý.

Cách xử lý khi bị kiến lửa cắn hiệu quả

Khi bị kiến lửa đốt bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong một vài ngày. Để có thể giảm sưng, mưng mủ, sẹo và xoa dịu cơn đau hiệu quả, bạn bên thực hiện các bước xử lý nhanh chóng và dưới đây là các bước cụ thể:

  • Nếu kiến lửa vẫn còn bám trên người bị đốt, bạn hãy cố gắng nhặt kiến ra bằng tay. Đặc biệt lưu ý là khi bị kiến lửa cắn, bạn không nên phủi quá mạnh hoặc tạt nước lên người chúng. Vì điều này chỉ khiến cho con kiến lửa trở nên hung hăng và bám chặt trên da bạn hơn nữa để tiếp tục đốt. Một điều lưu ý nữa là bạn không cố tình nặn nọc độc kiến vì sẽ gây nên sẹo trên da cũng như đẩy nọc độc vào sâu trong da hơn.
  • Sau đó, bạn hãy cẩn thận rửa vùng da bị kiến lửa cắn bằng cách dùng xà phòng và nước.
  • Tiếp đến bạn hãy lấy một viên đá lạnh hoặc một cái khăn bọc đá lạnh chườm vào vết thương. Vì viên đá lạnh sẽ giúp hạ nhiệt cho vết sưng vùng bị cắn, từ đó giúp giảm sưng, giảm đau. Đồng thời cũng làm giảm cảm giác bị kích ứng do nọc độc kiến làm sưng da gây nên.
  • Trong trường hợp trẻ bị sốc phản vệ, bị dị ứng nghiêm trọng phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Khi bị kiến lửa cắn nên bôi gì lên da để giảm sưng, giảm ngứa?

Khi bị kiến lửa cắn nên bôi gì lên da để giảm sưng, giảm ngứa?
Khi bị kiến lửa cắn nên bôi gì lên da để giảm sưng, giảm ngứa?

Sau khi chườm mát bằng khăn nước đá lạnh, bạn nên bôi lên vùng da bị đốt những chất sau để giảm sưng, giảm ngứa ngáy, khó chịu. Dưới đây là chi tiết các chất và một vài lưu ý nhỏ:

Dầu gió giúp hết ngứa ngáy

Sau khi thực hiện các bước xử lý cơ bản, bạn có thể bôi dầu gió xanh hoặc các loại dầu gió có sẵn để làm giảm cảm giác ngứa ngáy, giảm đau, giảm sưng. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ bạn nên bôi một lượng mỏng và giữ thoáng mát vùng bị đốt để tiện theo dõi. Còn đối với người lớn, bạn cũng nên bôi một lượng vừa phải để tránh tình trạng nóng rát và bỏng da.

Bạn không nên bôi trực tiếp  lên vết thương trầy, chảy máu vì sẽ gây châm chích hoặc đau rát nhẹ.

Dùng nước bọt

Rửa sạch tay sau đó chấm nước bọt từ lưỡi vào vết cắn để có thể trị được nọc độc do kiến lửa cắn. Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh nhưng đây được coi là mẹo truyền miệng từ dân gian, nhiều người đã thử và cảm nhận được hiệu quả thực sự của nó. Đặc biệt là vào lúc sáng sớm, lúc ngủ dậy, đây là thời điểm mà khoang miệng của bạn chứa nhiều loại vi khuẩn tốt lẫn xấu khác nhau có thể xử lý hiệu quả nọc độc còn sót lại trên da.

Dùng dầu dừa

Dầu dừa có thể làm cho vết cắn nhanh chóng lành lại. Vì dầu dừa có chất kháng viêm tự nhiên. Đây là cách chữa trị khi bị kiến cắn sưng to rất hiệu quả. Bạn hãy bôi thường xuyên lên vết cắn trong vòng hai ngày sẽ giúp giảm thiểu tối đa vết cắn để lại sẹo.

Sử dụng nha đam

Vì nha đam có tác dụng rất tốt đối với vết thương sưng đau. Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn hãy thái lát nha đam rồi sau đó đắp lên vết thương sẽ giúp giảm cảm giác ngứa ngáy và bỏng rát do kiến lửa gây ra.

Dùng ngay túi trà gừng

Nếu nhà bạn có thói quen uống trà gừng thì khi bị kiến lửa cắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Vi gừng có chứa các hoạt chất tiêu viêm nên sử dụng túi trà gừng rất có hiệu quả trong việc giảm các vết sưng do kiến lửa cắn gây nên.

Sử dụng giấm táo

Bạn hãy dùng một cây tăm bông nhỏ bôi một ít giấm táo. Sau đó bôi lên vết thương bị kiến lửa cắn sẽ giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó còn giúp làm lành vết thương nhanh hơn. Bởi vì đặc tính chống viêm trong giấm táo sẽ làm dịu nhẹ vùng da bị kích thích, giảm viêm và ngứa. Hơn nữa axit axetic trong giấm táo còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và làm mềm da.

Dùng kem Hydrocortisone

Trường hợp vết cắn có mức độ ngứa và sưng trầm trọng thì có thể bôi kem Hydrocortisone. Nếu bạn có các triệu chứng kích ứng nặng với nọc độc kiến lửa hoặc các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay thì cần đến gặp bác sĩ ngay để có được sự chữa trị kịp thời.

Một vài biện pháp phòng chống kiến lửa xâm nhập vào nhà 

Một vài biện pháp phòng chống kiến lửa xâm nhập vào nhà 
Một vài biện pháp phòng chống kiến lửa xâm nhập vào nhà

Bạn nên áp dụng đồng thời các biện pháp khác nhau để có được sự bảo đảm an toàn cho gia đình bạn chống lại sự xâm nhập của kiến lửa:

  • Thường xuyên làm sạch môi trường sống để chúng không có nơi ẩn nấp.
  • Sử dụng tấm lưới chống côn trùng. 
  • Khi nhìn thấy ổ kiến lửa bạn nên tránh xa ngay lập tức và không được quấy phá chúng.
  • Hạn chế sử dụng các chất hoá học vì nó ảnh hưởng không tốt đến môi trường và cả con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Lời kết

Bài viết trên đây, Pest One đã mách bạn những biện pháp xử lý nhanh chóng và hiệu quả khi bị kiến lửa cắn. Bạn hãy áp dụng để cảm nhận được hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn thành công.

Kinh nghiệm hay:

Những khám phá về loài kiến khổng lồ – “ kiến bác sĩ”

Tìm hiểu về loài kiến gió và các cách tiêu diệt chúng hiệu quả nhất

Cách đuổi kiến ra khỏi nhà – Mẹo đuổi kiến tự nhiên hay nhất 2022