Nhắc đến con mọt gỗ thì đây chính là loài côn trùng gây hại đặc biệt là ở nơi có nhiều đồ làm từ gỗ. Nhưng chắc chắn rằng không phải ai trong số chúng ta cũng hiểu rõ về mọt gỗ và cả nhận biết được dấu hiệu mọt gỗ xâm chiếm ngôi nhà. Vậy nên bài viết sau chúng tôi xin được phân tích đầy đủ các thông tin và cả cách thức đuổi mọt hữu hiệu nhất.
Thông tin cơ bản cần biết về con mọt gỗ

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu xem thử mọt gỗ có xuất phát ở đâu và đặc điểm, tác hại mà nó gây ra nhé.
Con mọt gỗ được sinh ra ở đâu?
Đầu tiên thì các loại mọt gỗ sẽ đục và chui vào trong thân gỗ nhằm đẻ trứng. Từ trứng mọt ấy sẽ nở thành sâu non. Và từ sâu non lại trải qua quá trình đào gỗ hàm hang, ăn gỗ đến khi trưởng thành. Con mọt cái sẽ đẻ trứng và trứng mọt trong khoảng 16 ngày sẽ nở. Chúng lột xác khoảng 2 đến ba tuần để trở thành một con mọt trưởng thành.
Vì vậy tốc độ sinh sản, trưởng thành của một con mọt gỗ cũng khá nhanh. Chính điều này khiến cho đồ gỗ bị mọt gỗ phá hoại cũng rất nhiều. Khi mọt gỗ lớn, chúng chui ra khỏi thân gỗ để lại các lỗ nhỏ li ti ở bề mặt.
Các mảng bụi có màu vàng nhạt ở bề mặt gỗ đó là vì mọt gỗ ăn, bụi gỗ vẫn còn sót lại. Ngoài ra một phần bụi này chính là phân của chúng.
Con mọt gỗ trông ra sao?
Mọt gỗ chính là loài bọ cánh cứng và côn trùng này thuộc về họ mọt phấn, nó ưa thích môi trường gỗ ẩm. Mọt gỗ trưởng thành có kích thước khoảng từ 5 đến 7mm và màu nâu sẫm, vỏ cánh cứng và đẻ trứng nhiều, tốc độ đẻ nhanh. Mọt có đầu vòi dài, chân ngắn, thân có hình trụ. Ấu trùng mọt có hình chữ C màu kem và không có chân, nhăn nhúm với 11 đốt.
Có ba loại mọt gỗ phổ biến với tên gọi khoa học là Lyctidae, Anobiidae cùng với Bostrichidae. Mọt gỗ đẻ trứng bên trong gỗ khô, khi gỗ bị chặt hạ hoặc một số loại gỗ đã từng trải qua xử lý hóa chất. Con mọt sẽ chui vào bên trong gỗ rồi âm thầm phá hủy đến khi phát triển thành con trưởng thành cứng cáp. Tiếp sau đó chúng đục cắn toàn bộ gỗ ở bề mặt và thoát ra.
Tác hại của con mọt gỗ ra sao?
Tuy rằng mọt gỗ khá nhỏ thế nhưng khả năng hoạt động của chúng lại gây ra tác hại không nhỏ với con người, đó là:
- Gây hư hại những vật dụng cùng với đồ dùng sinh hoạt của gia đình, nhà cửa như là cửa sổ, đồ gỗ, chân tủ, bàn ghế, kệ gỗ…
- Gây hư hại cho những công trình kiến trúc cổ với giá trị lịch sử văn hóa như đình chùa…
- Tấn công và gây hại các ấn phẩm, giấy báo, tài liệu… có giá trị thời gian được bảo tồn và lưu giữ.
- Nếu như con người không xử lý nhanh những tấn công này thậm chí gỗ trong một tòa nhà bị yếu đi và gây hư hỏng hoàn toàn. Thực tế khó nhận biết được khối gỗ hay thanh gỗ trong nhà bị mọt xâm chiếm. Chúng ta thường chỉ phát hiện khi mọt đã phá hỏng một phần đồ gỗ mà thôi.
- Ngoài ra mọt gỗ còn tấn công cả những trang thiết bị máy móc kỹ thuật. Chúng luồn vào các khe hở nhỏ và đắp đất đi để gây ảnh hưởng cho hệ thống điện chập cháy vô cùng nguy hiểm…
Cách đuổi con mọt gỗ như thế nào?

Với những ảnh hưởng mà mọt gỗ gây ra thì chúng ta cần sớm tiêu diệt, đuổi chúng đi càng tốt. Ngay dưới đây chính là một số cách mà bạn có thể áp dụng để đuổi mọt gỗ:
Con mọt gỗ – Dùng ớt tươi đuổi mọt gỗ
Đây chính là cách đuổi mọt gỗ khá đơn giản nhưng cũng được nhiều người áp dụng thành công. Chúng ta chỉ cần xắt nhỏ ớt tươi ra rồi để phần ớt tươi đã cắt vào bên trong một bát nhỏ ở gần nơi mà mọt hay xuất hiện. Chúng rất sợ mùi ớt tươi do vậy không dám tới gần khu vực này.
Con mọt gỗ – Dùng tinh dầu cam đuổi mọt gỗ
Đây cũng là một cách khá cơ bản và được nhiều người áp dụng thành công. Chúng ta chỉ việc bôi lên đồ gỗ tinh dầu cam nhằm ngăn chặn, xóa sổ đi cuộc xâm lăng của mọt. Tinh dầu cam được bán nhiều ở các cửa hàng, siêu thị…
Con mọt gỗ – Đuổi con mọt gỗ bằng bột hàn the
Cũng được nhiều người áp dụng nhằm đuổi mọt gỗ một cách an toàn và hiệu quả. Chỉ cần trộn bột hàn the cùng với nước theo hướng dẫn ở bao bì. Sau đó phun dung dịch hàn the này vào gỗ rồi để khô hoàn toàn. Chỉ cần lặp lại vài lần thì hiệu quả đuổi mọt rất cao.
Con mọt gỗ – Dùng dầu gió đuổi mọt gỗ
Chúng ta mua dầu gió về, dựng ngược đồ gỗ lên sau đó đổ dầu gió vào lỗ mọt nhả mùn gỗ. Chỉ khoảng 15 phút sau mọt sẽ chui hẳn ra ngoài và không dám quay trở lại nữa. Bởi vì mọt rất sợ mùi dầu gió.
Con mọt gỗ – Dùng dầu hỏa đuổi con mọt gỗ
Đây cũng là cách thông dụng, đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể dùng để tiêu diệt mọt gỗ. Chỉ cần áp dụng cách diệt mọt gỗ cùng dầu hỏa theo các bước sau đây:
- Bước 1: Dùng bàn chải xơ tre hoặc là vải khô thấm dầu hoả rồi bôi, miết đều dầu hỏa lên bề mặt của gỗ. Hoặc cũng có thể dùng xilanh bơm dầu hỏa rồi sau đó bơm vào trong tổ mọt.
- Bước 2: Dùng một lớp bao nilon để phủ lên bề mặt gỗ tránh không cho mùi dầu hỏa bay ra ngoài. Đồng thời còn giúp cho dầu hỏa thấm mùi vào gỗ hơn.
- Bước 3: Sau khoảng 2 tiếng thì tiếp tục bôi thêm một lớp dầu hỏa nữa rồi bọc nilon lại, để cho đến khi khô.
- Bước 4: Dùng nước xà phòng lau sạch nhằm khử đi mùi dầu hỏa để an tâm dùng đồ gỗ.
- Bước 5: Chú ý khi khử xong mọt thì cũng cần biết cách lấp đi các lỗ mọt. Cũng khá đơn giản, chúng ta chỉ cần dùng sáp ong trộn chung với hợp chất gồm có: 10 phần dầu thông, 10 phần dầu hôi cùng với 1 phần long não. Tiếp đến nhồi kỹ rồi dùng hợp chất này để nhét vào lỗ mọt. Sau đó lấy sáp ong nguyên chất trét bằng mặt. Dùng vecni để đánh bóng đồ gỗ lại là được.
Một số câu hỏi liên quan con mọt gỗ

Để hiểu rõ hơn về mọt gỗ thì chúng ta tiếp tục cùng đi vào phân tích một số câu hỏi có liên quan nhé:
Con mọt gạo có ăn gỗ hay không?
Chú ý rằng mọt gạo và mọt gỗ là hai loại mọt khác nhau. Do vậy môi trường sống của chúng khác nhau và thức ăn cũng khác nhau. Mọt gỗ sẽ không ăn gạo và ngược lại thì mọt gạo không ăn gỗ.
Mọt gỗ cắn người không?
Mọt không cắn hay là đốt người, nó cũng không gây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhưng chú ý rằng nó vẫn có khả năng gây ra ảnh hưởng cho sức khỏe của con người. Cụ thể khi mọt làm tổ chúng tạo ra nấm mốc và bụi. Và nếu vị trí mọt nằm gần cửa gió lùa hay quạt máy… thì bào tử nấm mốc sẽ phát tán trong không khí. Con người khi ngửi phải sẽ gây ra dị ứng đường hô hấp.
Mọt gỗ có lây hay không?
Mọt gỗ có lây, chúng lây sang khu vực khác bằng cách đục phần vỏ ngoài gỗ đẻ trứng. Sau thời gian thì trứng nở và sống trong 6 tháng đến 1 năm. Những con non này phát triển tạo thành nhộng rồi lột xác trưởng thành chui ra ngoài. Sau khi ra ngoài chúng di chuyển cây gỗ khác để chui vào đẻ trứng sinh sống…
Lời kết
Như vậy là chúng ta đã có thêm một số thông tin quan trọng liên quan đến con mọt gỗ cũng như biết cách tiêu diệt chúng. Hiện nay PestOne có cung cấp dịch vụ diệt côn trùng chuyên nghiệp, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi nếu nhà bạn có quá nhiều mọt, côn trùng. Đón xem thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi mỗi ngày để tiếp tục được cập nhật các thông tin về các loài côn trùng khác và cách tiêu diệt chúng nhé.